• American
  • Tiếng Việt
  • Loading...

    Đẩy mặn, đảm bảo cung cấp nước sạch cho TPHCM

    2395
    21/03/2020 10:39:09

    Đẩy mặn, đảm bảo cung cấp nước sạch cho TPHCM

    Tình trạng xâm nhập mặn tại sông Sài Gòn, sông Đồng Nai diễn biến phức tạp, gây nhiều lo lắng về việc cung cấp nước sạch ổn định, an toàn cho người dân thành phố.

    Chia sẻ với PV về việc này vào chiều 16-3, ông Trần Kim Thạch, Trưởng phòng Quản lý chất lượng nước Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - TNHH MTV (Sawaco), cho biết, những năm qua đã có lúc độ mặn (dấu hiệu xâm nhập của nước biển vào đất liền) vượt ngưỡng cho phép. Điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến việc cung cấp nước sạch cho người dân TPHCM.

    Tuy nhiên, Sawaco chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó, trong đó có việc phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa nước từ thượng nguồn (như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An) để khi cần thiết sẽ đề nghị xả nước đẩy mặn, đảm bảo độ mặn của nguồn nước thô không vượt ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Y tế (tối đa là 250mg/l).

    Theo ông Trần Kim Thạch, độ mặn tại nơi lấy nước thô trên sông Đồng Nai (trạm Hóa An, tại Biên Hòa, Đồng Nai) ở mức thấp (khoảng 40mg/l) nên không đáng lo. Tuy nhiên, độ mặn trên sông Sài Gòn (nơi đặt trạm bơm nước thô Hòa Phú, huyện Củ Chi) cao hơn nên Sawaco phải thường xuyên đề nghị hồ Dầu Tiếng xả nước đẩy mặn. Theo đó, khi độ mặn ngấp nghé ở mức 100ml/l thì đề nghị đẩy mặn, đảm bảo độ mặn ở sông Sài Gòn duy trì ở mức thấp so với ngưỡng an toàn. Tính từ Tết Nguyên đán đến nay, hồ Dầu Tiếng đã 5 lần thực hiện đẩy mặn.

    Ông Trần Văn Khuyên, Chủ tịch HĐTV Sawaco, cho biết, nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn TPHCM hiện khoảng 1,9 triệu m³/ngày, trong khi công suất các nhà máy cấp nước của Sawaco là 2,4 triệu m³/ngày. Tuy nhiên, hiện nay miền Tây Nam bộ ngập mặn nghiêm trọng nhất từ trước đến nay… thì nguồn nước thô ở sông Đồng Nai, sông Sài Gòn ngày càng xấu hơn. Điều này làm cho việc lấy nước thô sản xuất cũng ảnh hưởng nhiều. Do vậy, việc tìm giải pháp cho nguồn nước thô sản xuất nước sạch là hết sức cấp thiết (cho hiện nay hoặc ít nhất 5-10 năm tới). Nếu sau thời gian này thì có thể có những ảnh hưởng khó lường đến việc cung cấp nước sạch cho người dân TPHCM.

    Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là cần xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước cho TPHCM. Đây sẽ là bước chuẩn bị quan trọng mang tính chiến lược cho tầm nhìn trên 50 năm và thời gian xa hơn trong việc đảm bảo an ninh nước sạch cho người dân TPHCM.

    Nguồn: http://tapchicapthoatnuoc.vn/4/2808/Day_man_dam_bao_cung_cap_nuoc_sach_cho_TPHCM.html

    Chia sẻ

    • Chia sẻ qua viber bài: Đẩy mặn, đảm bảo cung cấp nước sạch cho TPHCM
    • Chia sẻ qua reddit bài:Đẩy mặn, đảm bảo cung cấp nước sạch cho TPHCM

    Tin tức liên quan

    Kiên Giang: Hơn 20.000 hộ dân nông thôn có nguy cơ thiếu nước ngọt

    Chiều 6/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang và Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức buổi họp báo và giao ban báo chí định kỳ tháng 3/2020 với sự tham dự của đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí. Đại diện Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang cũng tham dự và thông tin về tình hình cung cấp nước sinh hoạt tại địa phương.

    Khát nước sạch bên nhà máy cấp nước

    Nhiều năm nay, cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở thôn Sơn Quang (xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) khốn khổ do thiếu nguồn nước sạch nghiêm trọng. Trong khi đó, ngay trong thôn có nhà máy cấp nước sạch sinh hoạt được đầu tư hơn 5 tỷ đồng nhưng lại bỏ hoang, không sử dụng được.

    Thụy Điển tái chế 99% lượng rác thải như thế nào?

    Thụy Điển tái chế 99% lượng rác thải như thế nào? TPO - Thụy Điển là một đất nước thanh bình nằm ở vùng Bắc Âu. Đất nước này còn đặc biệt bởi khả năng tái chế rác đáng khâm phục, họ chỉ thải 1% rác ra môi trường và tái chế đến 99%. Clip sau đây sẽ lý giải về điều này.