• American
  • Tiếng Việt
  • Loading...

    Trên 20.500 gia đình ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

    3062
    26/02/2020 11:13:07

    Trên 20.500 gia đình ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

    Hạn mặn gay gắt khiến hàng chục nghìn hộ dân ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt, trên 18.000 ha lúa bị thiệt hại và 21 km đường sụt lún.

    Chiều 24/2, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt hóa. Theo UBND tỉnh Cà Mau, vùng ngọt hóa của tỉnh này được quy hoạch rộng 154.000 ha. Người dân trong vùng này sản xuất, trồng trọt đan xen nhiều loại hình.

    Hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2019-2020 tại miền Tây xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm, ở mức gay gắt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn. Tại Cà Mau có hơn 18.000 ha lúa bị thiệt hại, diện tích bị khô hạn trên 42.800 ha và 20.542 gia đình thiếu nước sinh hoạt.
     

    Tren 20.500 gia dinh o Ca Mau thieu nuoc sinh hoat hinh anh 1 han_man.jpg

    Nhiều kênh rạch ở Cà Mau sắp trơ đáy. Ảnh: Nhật Tân.

    Hạn mặn làm nhiều tuyến đường sụt lún như tuyến Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc. Đối với đường giao thông nông thôn, có 907 vị trí sụt lún với tổng chiều dài trên 21 km. Tại đê biển từ Đá Bạc đi Kênh Mới xảy ra sụt lún khoảng 190 m, độ lún sâu từ 1,8-2 m.

    Nguyên nhân thiệt hại lúa và hoa màu được cơ quan chức năng ở Cà Mau xác định là thiếu nước ngọt, vùng lúa - tôm hệ thống thủy lợi chưa khép kín và những nơi khác chưa có hệ thống trạm bơm điều tiết nước.

    Đối với sạt lở, sụt lún là do mất phản áp của nước vào thành bờ sông. Các nguyên nhân khác cũng góp phần gây sụt lún đất như địa chất yếu, một số công trình hạ tầng nằm gần bờ sông, gia tải lớn, lòng sông sâu...

    Giáo sư Tăng Đức Thắng, chuyên gia cao cấp của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, cho rằng việc UBND tỉnh Cà Mau nghiên cứu, xin ý kiến chuyển đổi mô hình sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm trên khu vực vùng ngọt cũng có thể khả thi.

    Trong lúc đi khảo sát vào sáng cùng ngày, các chuyên gia đã có dữ liệu để nhận định vùng này phân biệt rõ 2 mùa mặn ngọt. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình sản xuất như đã đề xuất, Cà Mau cần nghiên cứu thêm những vấn đề liên quan khác để có tính pháp lý, hiệu quả.
     

    Tren 20.500 gia dinh o Ca Mau thieu nuoc sinh hoat hinh anh 2 han_man_1.jpg

    Sụt lún đường ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Ảnh: Nhật Tân.


    Đối với đề xuất đưa nước mặn vào để giữ chân tránh sạt lở các công trình giao thông vẫn còn ý kiến trái chiều. Các chuyên gia quan ngại khi đưa nước mặn vào sẽ gây xâm mặn nặng nề hơn ở vùng ngọt.

    Tuy nhiên, ông Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, cho rằng giải pháp đưa nước mặn vào rất hợp lý vì kênh mương có lượng nước cân bằng sẽ không gây ra sạt lở.

    Ông Trần Triều Tiên, Chủ tịch UBND xã Khánh Hải (Trần Văn Thời, Cà Mau), nêu thực tiễn tại địa phương là khi sự cố xói đáy cống Trùm Thuật Nam, hệ thống kênh trong ô thuỷ lợi có được một lượng nước mặn. Khi đó, hiện tượng sụt lún, sạt lở đất ở khu vực này không xảy ra như các nơi khác.
     

    Theo Zing

    Nguồn: http://vwsa.org.vn/vn/article/1801/tren-20-500-gia-dinh-o-ca-mau-thieu-nuoc-sinh-hoat.html

     

     

     

    Chia sẻ

    • Chia sẻ qua viber bài: Trên 20.500 gia đình ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt
    • Chia sẻ qua reddit bài:Trên 20.500 gia đình ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

    Tin tức liên quan

    Kiên Giang: Hơn 20.000 hộ dân nông thôn có nguy cơ thiếu nước ngọt

    Chiều 6/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang và Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức buổi họp báo và giao ban báo chí định kỳ tháng 3/2020 với sự tham dự của đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí. Đại diện Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang cũng tham dự và thông tin về tình hình cung cấp nước sinh hoạt tại địa phương.

    Khát nước sạch bên nhà máy cấp nước

    Nhiều năm nay, cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở thôn Sơn Quang (xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) khốn khổ do thiếu nguồn nước sạch nghiêm trọng. Trong khi đó, ngay trong thôn có nhà máy cấp nước sạch sinh hoạt được đầu tư hơn 5 tỷ đồng nhưng lại bỏ hoang, không sử dụng được.

    Thụy Điển tái chế 99% lượng rác thải như thế nào?

    Thụy Điển tái chế 99% lượng rác thải như thế nào? TPO - Thụy Điển là một đất nước thanh bình nằm ở vùng Bắc Âu. Đất nước này còn đặc biệt bởi khả năng tái chế rác đáng khâm phục, họ chỉ thải 1% rác ra môi trường và tái chế đến 99%. Clip sau đây sẽ lý giải về điều này.